(¯`'•.,_♥_Welcome to A1 Forum_ ♥_,.•'´¯)
Chào mừng bạn đến với forum của lớp 10A1 .
Bạn nên đăng nhập để sử dụng forum thoải mái hơn, không bị các popup.
Nếu bạn chưa đăng kí bạn có thể nhấn vào nút Đăng kí bên dưới.
Chúc Bạn Vui Vẽ
Design By tập thể lớp 10A1
(¯`'•.,_♥_Welcome to A1 Forum_ ♥_,.•'´¯)
Chào mừng bạn đến với forum của lớp 10A1 .
Bạn nên đăng nhập để sử dụng forum thoải mái hơn, không bị các popup.
Nếu bạn chưa đăng kí bạn có thể nhấn vào nút Đăng kí bên dưới.
Chúc Bạn Vui Vẽ
Design By tập thể lớp 10A1
(¯`'•.,_♥_Welcome to A1 Forum_ ♥_,.•'´¯)
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Chào các bạn đến với forum A1 THPT Thủ Thừa. Design by Thanh Tòng
 
Trang ChínhaLatest imagesTìm kiếmĐăng ký


Giải thích nguồn gốc Tân Mão cho mấy bạn nữ xemXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down

Copy link này gửi đến cho bạn bè nha!

Fri Jan 21, 2011 1:43 am
T_love_T
T_love_T
Hs 11A1
Hs 11A1
Poinst : 196
Posts : 45
Reputation : 0
Join date : 19/01/2011
Tuổi : 28
Đến từ Đến từ : Lớp 10A1 Thủ Thừa, Long An, Tp HCM

Giải thích nguồn gốc Tân Mão cho mấy bạn nữ xem Empty

Bài gửiTiêu đề: Giải thích nguồn gốc Tân Mão cho mấy bạn nữ xem
http://DaviDj.tk

Mười hai con giáp cho thấy khuynh hướng xa lìa dần thiên nhiên của con người : từ 12 con thú tiêu biểu khi xưa cho đến chỉ vài con vật nuôi trong nhà (pets) hiện tại như mèo và chó mà thôi. Có những con đã ‘mất dạng’ ngay từ lúc 12 con giáp ra đời như rồng, và có những con đang từ từ ít đi như trâu, cọp … Mão hay Mẹo 卯 là từ Hán Việt (HV) chỉ chi thứ 4 trong 12 chi (thập nhị chi) - giọng Bắc Kinh (BK) bây giờ là mǎo theo pinyin (phiên âm phổ thông bây giờ, bính âm) viết bằng bộ tiết (bộ thủ thứ 26). Mão dùng để chỉ thời gian, từ 5 giờ đến 7 giờ sáng hay tháng hai, và chỉ phương đông trong không gian. Theo thiên văn cổ Trung Hoa (TH) và ngay đến bây giờ, biểu tượng của Mão là con thỏ so với con mèo của văn hoá Việt Nam. Một cách giải thích sự khác biệt này là sự cố tình đổi chữ và âm của người TH thời tiền Hán như đã nói trong phần 2 đã được đăng (phần nguồn gốc oan trái của tên 12 con giáp, lưu trữ vào tháng 6, 8 năm 2006 trên khoahoc.net). Ngoài ra, mèo rất gần với đời sống dân ta qua những thành ngữ hay ca dao tục ngữ như ‘ăn như mèo ngửi’, ‘mèo già hoá cáo’, ‘khỉ vẫn là khỉ, mèo vẫn hoàn mèo’, ‘mèo cào không sẻ vách vôi’, ‘mèo mù vớ được cá rán’, ‘mèo vật đống rơm’, ‘mèo hay ỉa bếp’, ‘mèo uống nước bể chẳng bao giờ cạn’, ‘mèo nhỏ bắt chuột con’, ‘mèo nhỏ bắt chuột to’ hay ‘mèo con bắt chuột cống’ - ‘mèo nào cắn mỉu nào’… và …‘con mèo mà trèo cây cau, hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà…’
‘Con mèo con mẻo con meo / Muốn ăn thịt chuột phải leo xà nhà’
Hay ‘Mèo khen mèo dài đuôi / Chuột khen chuột nhỏ dễ chui dễ trèo’ .
Hay ‘Mèo lành ai nỡ cắt tai / Gái kia chồng rẫy khoe tài chi em’
Và ‘Mèo hoang lại gặp chó hoang / Anh đi ăn trộm gặp nàng bứt khoai’ ...
Hay ‘Mèo lành ở mả bao giờ / Của yêu ai có bày ra ở ngoài’
Và ‘Mèo tha miếng thịt xôn xao / Kễnh tha con lợn thì nào thấy chi’
Các câu này được người viết nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong các bài viết vì trong đó có hình ảnh 3 con vật cũng là biểu tượng cho 3 chi thuộc 12 con giáp, ngoài ra các câu này rất sâu sắc cho thấy tim đen con người (trích từ cuốn ‘Tục Ngữ Phong Dao’ tác giả Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và ‘Từ điển thành ngữ ca dao’ Viện Ngôn Ngữ Học 1994).
Mèo được nuôi ở khắp nơi trong nước, và cũng có nhiều loại mèo hoang. Ở nông thôn, người ta thường chôn mèo chết dưới gốc cây khế chua, cho rằng như vậy sẽ làm cho khế ngọt. Từ mèo được dùng một lần trong truyện Kiều:
‘Ra tuồng mèo mả gà đồng’ (câu 1731)
Cách dùng ‘mèo’ để chỉ người tình, cũng như ‘mèo mỡ’, ‘mèo thấy mỡ’… không thấy dùng trong ngôn ngữ TH, cho thấy sự rất gần gũi của loài mèo với con người Việt Nam. So với cách dùng mèo trong văn hoá TH, ta thấy trong vốn từ bây giờ có chữ 貓 miêu HV, māo/máo BK - giọng Quảng Đông là miu4, mau4, mau1, giọng Hẹ là miu2, miu5 … viết bằng bộ trỉ (loài bó sát không có chân, bộ thủ thứ 153) hợp với chữ miêu (mầm mống) hài thanh (HT) hay bộ khuyển hợp với chữ miêu HT. Tương phản với văn hoá Việt, miêu ít thấy dùng trong các thành ngữ hay ca dao tục ngữ TH - chỉ vài ba câu như :
‘Miêu thử đồng miên’ (mèo chuột ngủ chung, ý nói sự a dua làm chuyện xấu)
‘Miêu khốc lão thử giả từ bi’ (mèo khóc khi chuột chết, ý nói sự đạo đức giả)
Các thành ngữ ca dao dính líu đến mèo thường mang tính cách tiêu cực trong cả hai nền văn hoá VN hay TH, như một điển tích đời Đường cho thấy:
‘...Lý Nghĩa Phú, tính nham hiểm mà ngoài mặt vẫn giữ vẻ hiền lành nên người đương thời gọi là Lý Miêu’ (Tầm Nguyên Tự Điển, Bửu Kế)
Nếu hình ảnh con mèo rất hiếm thấy trong văn hoá TH thì ngược lại, chúng ta thường gặp hình ảnh con thỏ hơn - một loài vật hình dạng giống như mèo nhưng hai tai rất lớn, khối lượng (mass) cũng gần nhau … – chúng ta sẽ trở lại vấn đề này khi phân tích chữ viết/khắc cổ của chữ mèo và thỏ vì chữ viết (Hán Cổ, như Giáp Cốt Văn, Chung Đỉnh Văn) thường tượng hình. Lông thỏ thường dài hơn lông mèo và dùng làm bút để viết chữ Hán. Loài thỏ chịu được nhiệt độ cao nhất khoảng 32ºC so với loài mèo chịu được tối đa 52ºC, phản ánh loài vật sống ở miền lạnh cùng với dân du mục ở phương Bắc so với loài vật sống ở phương Nam ấm hơn với khuynh hướng sống về nông nghiệp...


Chúc mừng xuân mới Tân Mão





Theo bạn, chủ đề này được mấy sao:
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

Giải thích nguồn gốc Tân Mão cho mấy bạn nữ xem

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
(¯`'•.,_♥_Welcome to A1 Forum_ ♥_,.•'´¯) :: Nơi Giao Lưu Gặp Gỡ Giữa Các Thành Viên :: Xóm Con Gái-
Demo 4rum friends4udesign by Hacker - AWM



 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất